Cổng vào Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Khu hành chính Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương.

Tập thể cán bộ Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương.

Lễ chào cờ tại Trung tâm

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương.

Các học viên tham gia giao lưu thể thao

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Đêm Giao lưu văn nghệ

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Tiết mục múa quạt của cán bộ Trung tâm

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Các y, bác sỹ khám chữa bệnh cho các bạn học viên

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Sơn La: Chủ tịch xã xin từ chức để đi... cai nghiện thuốc phiện



Ông Bạc Cầm Khổ - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường É, huyện Thuận Châu (Sơn La) không giấu quá khứ “con nghiện” của mình mà công khai tất cả một cách minh bạch. Có lẽ chính bởi sự minh bạch ấy mà ông và nhiều người dân Mường É mới đoạn tuyệt được với cây thuốc phiện như hôm nay.


Bà con nông dân làm ruộng trên chính những cánh đồng cây thuốc phiện ở xã Mường É năm xưa.

 “Ở thập kỷ 90, tôi là một trưởng công an xã năng động, có nhiều thành tích, được đi báo cáo điển hình toàn quốc. Nhưng chính lúc ấy, tôi đã thành một con nghiện nặng” – ông Khổ thật thà kể.
Ngày ấy Mường É là một vùng có diện tích canh tác cây thuốc phiện rất lớn và tất nhiên là số người nghiện hút thuốc phiện cũng... nhiều như cây thuốc phiện. 

“Hút thuốc phiện ở vùng cao ngày xưa không đơn giản chỉ là thói quen, vì sẵn có mà đó còn là sự khẳng định đẳng cấp. Nhiều dòng họ đã quy định chỉ có người làm cán bộ, làm quan chức hoặc ít nhất thì cũng phải có cháu, chắt, tức là đã có lao động thay thế trong nhà thì mới được hút thuốc phiện” – ông Khổ kể lại.

Chuyện ông Khổ mắc nghiện thuốc phiện thì ở Mường É ngày ấy ai cũng biết, nhưng ngày ấy chuyện hút thuốc phiện của ông nó chỉ đơn giản như “chuyện thường ngày ở huyện”. Với lại, ai cũng biết ông Khổ là người năng động, là cán bộ sống vì dân, bởi thế ngay sau khi ông Khổ thôi giữ chức trưởng công an xã, ông đã được bầu làm Chủ tịch UBND xã với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.

“Quyết định đầu tiên sau khi nhận chức chủ tịch xã là tôi xin thôi giữ chức chủ tịch xã để đi cai nghiện ma túy. Ngày ấy, cai nghiện khó khăn lắm và cũng ít người tự giác cai nghiện. Nhưng tôi tự thấy, nếu mình không cai nghiện được thì không chỉ mình chết mà hàng ngàn cư dân Mường É này sẽ là nạn nhân của ma túy, đói nghèo và lạc hậu. Vì thế, không ít người bảo tôi “hâm”, “điên”… nhưng tôi vẫn cương quyết trả chức và tự đi cai nghiện.

Cai nghiện thành công thì mất tới hơn 2 năm. Khi ông Khổ trở về thì uy tín càng tăng lên và ông tiếp tục nhận lại chức Chủ tịch UBND xã Mường É.

Nhiều người đánh giá, mấy năm làm Chủ tịch xã, việc ông làm được thành công nhất là chuyển hướng sản xuất - xóa bỏ cây thuốc phiện. Nói thì đơn giản, nhưng không dễ chút nào vì khi ấy hầu như nhà ai cũng có người nghiện ma túy, thuốc phiện; ngay cả trong cán bộ xã cũng mắc nghiện rất nhiều; mà đã nghiện hút thì tái trồng cây thuốc phiện là đương nhiên.

"Bởi thế đối đầu với ma túy là đối đầu với đồng chí, với anh em ruột thịt, họ hàng… Nhưng tôi vẫn quyết tâm, vừa làm vừa giải thích và tôi đã có những thành công không nhỏ. Bây giờ ở Mường É không còn ai tái trồng cây thuốc phiện nữa và tất nhiên là người nghiện hút thuốc phiện cũng không còn” – ông Khổ tươi cười bảo vậy. 

Theo báo Dân Sinh

                                                                                                                        

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Những triệu chứng HIV thường gặp ở phụ nữ

Nhiều triệu chứng HIV có thể giống nhau ở cả nam và nữ, nhưng có một số dấu hiệu rất riêng dễ nhận biết khi phụ nữ nhiễm HIV. 




Ảnh minh họa

Các tuyến bị sưng

Các hạch bạch huyết nằm khắp cơ thể bao gồm cổ, lưng, nách và háng. Là một phần của hệ thống miễn dịch, các hạch bạch huyết chống lại sự nhiễm trùng bằng cách lưu trữ các tế bào miễn dịch và lọc các tác nhân gây bệnh. 

Khi nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch khởi động, các hạch bạch huyết mở rộng, thường được gọi là các tuyến bị sưng. Đây là dấu hiệu thường thấy đầu tiên của HIV, các tuyến bị sưng có thể kéo dài trong vài tháng. 

Các triệu chứng giống như cúm 

Trong những tuần đầu sau khi nhiễm HIV, mọi người thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Một số người có thể có các triệu chứng giống như cúm nhẹ: Sốt, đau đầu, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, phát ban... 

Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng vài tuần. Trong một số trường hợp, có thể mất đến 10 năm để các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện. 

Những người bị nhiễm HIV có thể trải qua một thời gian dài sốt nhẹ. Nhiệt độ từ 99.8 ° F (37,7 ° C) đến 100.8 ° F (38,2 ° C) được coi là sốt nhẹ. 

Khi cơ thể bị sốt, chắc chắn đã có gì đó xảy ra với cơ thể, những người không biết tình trạng nhiễm HIV của họ có thể bỏ qua các triệu chứng ban đầu này. Đáng lưu ý, người nhiễm HIV thường hay đổ mồ hôi ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, kèm theo sốt nhẹ. 

Thay đổi kinh nguyệt 

Phụ nữ nhiễm HIV có thể trải qua những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của họ. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể diễn ra nhanh và trầm trọng hơn. 

Phát ban da và lở loét 

Hầu hết những người bị nhiễm HIV đều dễ nhận biết qua các vấn đề liên quan tới da. Phát ban là triệu chứng phổ biến của HIV, có nhiều loại phát ban khác nhau liên quan đến tình trạng này. Nếu phát ban xuất hiện, nên đến cơ sở y tế để xét nghiệm càng sớm càng tốt. 

Lở loét xuất hiện trên miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn của những người bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc đúng cách, các vấn đề về da sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn. 

Gia tăng bùng phát các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STI) 

Đối với những người đã bị STI, HIV có thể dẫn đến các triệu chứng xấu đi rất nhanh. Chẳng hạn như virus HPV gây ra mụn cóc sinh dọc sẽ hoạt động mạnh hơn. 

Bệnh viêm vùng xương chậu (PID) 

PID như là nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. PID ở phụ nữ nhiễm HIV có thể khó điều trị hơn. Ngoài ra, các triệu chứng kéo dài hơn bình thường hoặc trở lại thường xuyên hơn. 

Các triệu chứng của HIV và AIDS khi tiến triển 

Khi HIV tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm: Bệnh tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa, sút cân, đau đầu dữ dội, đau khớp, đau cơ, khó thở, ho mãn tính, khó nuốt. 

Trong giai đoạn sau, HIV có thể dẫn đến mất trí nhớ tạm thời, rối loạn tâm thần, hôn mê. Giai đoạn tiến triển của HIV là hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng, nhiễm trùng ngày càng nặng hơn. Một người nhận được chẩn đoán AIDS khi số lượng tế bào CD4 của họ giảm xuống dưới 200 tế bào trên một milimét máu (mm3). 

Tại thời điểm này, nguy cơ ung thư tăng cao như Kaposi sarcoma, lympho và ung thư cổ tử cung. 

Nhiễm trùng 

HIV làm cho hệ thống miễn dịch trở nên khó khăn hơn để chống lại mầm bệnh, vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng hơn. Một số bệnh như viêm phổi, lao, nhiễm trùng nấm men miệng hoặc âm đạo phụ nữ (nấm Candida), việc điều trị cũng khó khăn hơn. 

Phụ nữ nhiễm HIV có khả năng bị nhiễm trùng cao ở một số bộ phận như: Da, mắt, thận, phổi, đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng virus và ức chế virus sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc NTCH (nhiễm trùng cơ hội) của một người. Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm như rửa tay thường xuyên cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng. 


Theo Healthline

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS



Theo Thông tư 27/2018/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS, người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV và người tham gia bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc, điều trị liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (trừ trường hợp đã được các nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả).


Bảo hiểm y tế giúp người nhiễm HIV điều trị bền vững.

Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:
1- Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả);
2- Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;
3- Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
4- Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng virus HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
5- Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;
6- Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);
7- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.

Thông tư nêu rõ, người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế trong địa bàn tỉnh và đang điều trị thuốc kháng HIV tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh có khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, nếu có nhu cầu thì được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở đó.

Trường hợp người bệnh đang điều trị HIV/AIDS nếu phát sinh bệnh khác mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có khả năng điều trị thì người bệnh được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định pháp luật.

Trường hợp người đang điều trị thuốc kháng HIV đi công tác có thời hạn, làm việc lưu động, học tập tại các địa phương khác có thời gian dài hơn thời gian cấp thuốc kháng HIV ngoại trú quy định hoặc người đang điều trị thuốc kháng HIV nhưng tạm trú tại địa phương khác thì người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương đương tuyến kỹ thuật ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và có khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS, trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tương đương ghi trên thẻ bảo hiểm y tế không điều trị HIV/AIDS thì người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở tuyến huyện có khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS hoặc chuyển tuyến chuyên môn theo quy định.

Ví dụ: Trên thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế ghi: nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện đa khoa huyện A thì người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc điều trị HIV/AIDS tại Bệnh viện đa khoa huyện B (cùng hoặc khác tỉnh) hoặc nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh C thì người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc điều trị HIV/AIDS tại Bệnh viện đa khoa tỉnh D.

Trường hợp cơ sở y tế không làm được các xét nghiệm, dịch vụ y tế khác mà phải gửi người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở đã được cấp thẩm quyền phê duyệt có đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm, các dịch vụ kỹ thuật nêu trên, Quỹ bảo hiểm y tế sẽ thanh toán cho cơ sở y tế nơi gửi người bệnh hoặc bệnh phẩm theo giá dịch vụ kỹ thuật và phạm vi, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định; cơ sở y tế chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí cho đơn vị thực hiện xét nghiệm, các dịch vụ kỹ thuật, sau đó tổng hợp vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2019.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Trung tâm tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018 ( từ ngày 10/11/2018 đến ngày 10/12/2018)

Thực hiện Kế hoạch số 4721/KH-SLĐTBXH ngày 08/11/2018 của Sở lao động thương binh và xã hội về việc thực hiện tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018. Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 (từ ngày 10/11/2018 đến ngày 10/12/2018). Với các hoạt động như xét nghiệm mẫu máu phát hiện sớm nhiễm virut HIV, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm tác hại, dự phòng cho học viên, tổ chức giao lưu thể thao, giao lưu văn nghệ giữa cán bộ và học viên Trung tâm. 

Nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người nghiện ma túy về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và khuyến khích mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.



Ngày 12/11/2018, Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ phát động Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018. Tham dự lễ phát động có Đại diện Ban Lãnh đạo Trung tâm, đại diện Ban chấp hành Công đoàn và toàn thể học viên Trung tâm. Theo đó, chủ đề tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 là “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”. 


Đ/c Nguyễn Văn Uyên - Phó giám đốc Trung tâm phát động Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018

Ngay sau lễ phát động Trung tâm đã bắt tay vào tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống lây nhiễm virut HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật khác trên loa truyền thanh Trung tâm; Treo băng rôn trước cổng trại đội và hội trường trại đội với khẩu hiệu “ Nhiệt liệt hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS 01/12/2018”.



Ngày 22/11/2018 Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tổ chức lấy mẫu máu xét nghiệm phát hiện sớm nhiễm virut HIV/AIDS cho toàn thể học viên tại Trung tâm.




Ý thức được tầm quan trọng của căn bệnh thế kỷ và hướng tới mục tiêu 90-90-90. Ngày 30/11/2018 Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tổ chức buổi tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS với mục đích tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ và học viên Trung tâm để hiểu rõ hơn về căn bệnh thế kỉ cũng như cách phòng tránh giúp mọi người trang bị cho chính bản thân những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.



Qua chia sẻ đã góp phần định hướng cho học viên thực hiện pháp luật, chính sách về phòng chống HIV/AIDS; phổ biến, giới thiệu đến mọi người về các dịch vụ dự phòng lây nhiễm, chăm sóc hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS.

Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức giao lưu thể thao cho cán bộ và học viên các lớp nhằm thông qua các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tạo không khí vui tươi, đoàn kết, gắn bó. Ngoài môn bóng đá, trong năm nay chương trình giao lưu thể thao cũng có thêm nhiều môn thi đấu mới so với mọi năm như thi đấu bóng bàn, thi đấu kéo co, thi đấu cờ tướng. Chương trình giao lưu văn nghệ giữa cán bộ và học viên diễn ra vào tối ngày 05/12/2018 cũng có nhiều đổi mới. Với hình thức thi hát Karaoke gồm 3 dòng nhạc chủ đạo nhạc đỏ, nhạc trẻ, nhạc bolero. Mỗi thể loại nhạc đều chọn ra một ca khúc xuất sắc và được nhiều người yêu thích nhất để nhận giải thưởng.




Tình hình lây nhiễm HIV trong nước vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, số người nhiễm mới được phát hiện hàng năm vẫn còn, lây truyền HIV qua quan hệ tình dục có xu hướng tăng, kéo theo sự gia tăng các trường hợp nhiễm HIV trong phụ nữ và trẻ em. Có dấu hiệu gia tăng nhanh số người nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới. Trong khi đó, kiến thức chung về HIV/AIDS, việc thực hành các hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư vẫn còn hạn chế, đặc biệt là trong nhóm người tiêm chích ma túy, người mua bán dâm… 

Hàng năm, cứ vào tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương đã chuyển tải kịp thời các quan điểm, mục tiêu, biện pháp đã được đề ra trong “Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”; phổ biến kiến thức dự phòng lây nhiễm và giới thiệu các chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến toàn thể học viên tại Trung tâm. Nhiều hoạt động tuyên truyền được tổ chức qua đó, nhận thức của học viên về phòng tránh HIV được nâng lên, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, kiên quyết đấu tranh với tệ nạn xã hội và những nguy cơ lây truyền HIV/AIDS.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Cách phòng tránh và thoát khỏi đối tượng “ngáo đá”

Thời gian gần đây liên tục xảy ra án do các đối tượng “ngáo đá” gây ra. Trong tình huống bị đối tượng “ngáo đá” khống chế, chúng ta phải làm gì để để xử lý an toàn? Các chuyên gia tâm lý tội phạm khuyên hãy bình tĩnh, làm theo yêu cầu để xoa dịu đối tượng, sau đó tìm cơ hội chạy thoát hoặc khống chế.

Khoảng 21 giờ ngày 29/10, nghi phạm Lã Văn Tiếp (26 tuổi, ở xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn) cãi nhau với mẹ là bà M.T.K (sinh năm 1958, trú cùng địa chỉ). Tiếp đã lấy then cài cửa đánh liên tiếp vào đầu mẹ của mình. Bị con trai đánh, bà K vừa kêu khóc vừa chống đỡ. Sau một hồi chống trả, người mẹ chạy thoát ra ngoài nhưng cũng là lúc bà kiệt sức, nằm gục xuống tử vong. Đến khoảng 10 giờ ngày 30/10 lực lượng chức năng Công an tỉnh Lạng Sơn đã bắt giữ được đối tượng Tiếp khi nghi phạm đang lẩn trốn tại huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). 


Được biết, vì không có con nên vợ chồng bà K đã nhận nuôi dưỡng Tiếp từ nhỏ. Sau khi chồng mất, bà K sống cùng Tiếp. Người dân địa phương cho biết, Tiếp bị nghi ngờ có sử dụng ma túy. Theo lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn, khi gây án đối tượng Tiếp có biểu hiện như “ngáo đá”.




Đối tượng Lã Văn Tiếp.

Tiếp đến, khoảng 14 giờ ngày 2/11, tại địa bàn phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã xảy ra vụ án mạng thương tâm, đối tượng gây án cũng có biểu hiện “ngáo đá”. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt, khống chế đối tượng đưa về trụ sở. Tại đây danh tính đối tượng được làm rõ là Hoàng Anh Tuấn (sinh năm 1987, trú tại số 5 ngõ 1 Trần Quang Khải, phường Chi Lăng). Khi bị khống chế, đối tượng vẫn còn trong trạng thái “ngáo ngơ”, những lời nói và cử chỉ bất thường. Kiểm tra nhanh, đối tượng Tuấn dương tính với ma túy tổng hợp Methamphetamine. 


Đối tượng Hoàng Anh Tuấn tại cơ quan công an 



Cơ quan điều tra xác định, đầu giờ chiều cùng ngày, đối tượng Tuấn từ chợ bờ sông đến khu vực bưu điện thuê xe ôm về nhà. Ông Đặng Văn Trưa (sinh năm 1958, trú tại thôn Trung Đạo, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên - hiện đang tạm trú tại đường Nguyễn Du, phường Đông Kinh, Lạng Sơn) được đối tượng Tuấn thuê chở về nhà. Khi về đến nhà, trong lúc ảo giác Tuấn cho rằng người lái xe ôm có hành động đe dọa, nên y đã dùng dao nhọn chém khiến ông Trưa tử vong ngay trong sân. 



Cũng liên quan đến ngáo đá, trước đó, vào chiều 5/3/2018, cơ quan Công an quận Ba Đình đã tạm giữ hình sự đối với ca sĩ Châu Việt Cường để làm rõ vụ nữ sinh T.T.H (20 tuổi, trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội) tử vong bất thường sau khi sử dụng ma túy đá. Ca sĩ Châu Việt Cường khai nhận, có thể do ảo giác của ma túy nên chị H lấy tỏi đưa cho ca sĩ Châu Việt Cường rắc quanh phòng để trừ “ma”, rồi cùng nhai. Sau đó, Châu Việt Cường tiếp tục lấy thêm tỏi nhét vào miệng chị H, dù hai người còn lại đã căn ngăn. Do Cường nhét củ tỏi còn nguyên vào mồm nên H ngạt thở, tử vong. 




Ca sĩ Châu Việt Cường khai nhận tại cơ quan công an

Qua các vụ việc trên, các chuyên gia tâm lý tội phạm cảnh báo, một số đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến loạn thần, mất kiểm soát hành vi, gây thương tích cho nhiều người, kể cả bố mẹ, người thân. Vì vậy, các gia đình có con em sử dụng ma túy tổng hợp cần có biện pháp phòng ngừa, cảnh giác. 
Theo các chuyên gia tâm lý tội phạm, để tránh bị đối tượng “ngáo đá” tấn công, khống chế, cần phải nhận biết được các dấu hiệu của người đang bị “ngáo đá”. Chúng ta có thể nhận biết nhanh qua các dấu hiệu cơ bản như: Đồng tử mắt nở rộng, mắt đảo liên tục; đi vệ sinh, rửa tay liên tiếp; uống nước nhiều; quầng thâm trên mắt rất rõ; da nhăn nheo… Đặc biệt khi “ngáo đá”, đối tượng có những hành vi bất thường, mất kiểm soát như nói lảm nhảm, la hét, đập phá, leo trèo, hung hăng… 



Phát hiện người thân trong gia đình bị “ngáo đá”, còn kiểm soát được hành vi thì người nhà cần phải trợ giúp, trấn an, cho đối tượng uống nhiều nước để làm giảm tác dụng gây ảo giác của ma túy đá. Nếu nhận thấy đối tượng có biểu hiện bất thường, hành vi hung hãn thì phải sơ tán người già, trẻ em đến nơi an toàn; nhờ hàng xóm hoặc lực lượng chức năng khống chế để kịp thời ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm. 



Khi đang đi gặp đối tượng bị “ngáo đá” có thể tránh sang hướng khác, nếu có trẻ em cùng đi cần phải lo an toàn cho trẻ em trước, vòng tránh xa. Tuyệt đối không hiếu kỳ đứng xem hành vi của đối tượng hoặc mạo hiểm đến gần. Nếu đang ở nơi công cộng như nhà hàng, siêu thị… gặp đối tượng “ngáo đá” thì cần di chuyển đến nơi an toàn, tránh xa đối tượng. 



Trường hợp bất ngờ bị đối tượng khống chế, không kịp chạy thoát, chống trả, cần phải nương theo, làm theo yêu cầu của đối tượng. Đồng thời, người bị khống chế phải bình tĩnh, không được la hét, gào khóc vì sẽ càng làm cho đối tượng bị kích động, dễ có hành vi nguy hiểm gây thương tích. Khi đối tượng có biểu hiện bình tĩnh hơn, cần phải nhẹ nhàng hỏi han xem đối tượng có nhu cầu gì, cần trợ giúp gì. 
Người thân phải thực sự bình tĩnh, thuyết phục, năn nỉ đối tượng “ngáo đá”, nếu nhận thấy đối tượng lơi lỏng, có thể giải thoát cho con em mình thì mới ra tay. Khi nhận thấy không an toàn tuyệt đối không có những hành vi manh động để tránh kích thích đối tượng.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

SỐC MA TUÝ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH SƠ CỨU?




Sốc ma túy là tình trạng người nghiện sử dụng ma túy quá liều lượng trung bình hoặc sử dụng chung với một số chất kích thích khác như: rượu, thuốc an thần... Tình trạng này gây ra những triệu chứng rối loạn tâm thần, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Hoàn cảnh dùng ma túy thường đặc trưng tại các hoạt động vui chơi tự tổ chức của một nhóm thanh thiếu niên, tại sàn nhảy.
Ảnh: Roar

Ông La Đức Cương, nguyên giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, phần lớn bệnh nhân bị sốc ma túy có biểu hiện hoang tưởng bộc phát và nhanh, không có triệu chứng báo trước. Có người dùng một thời gian ngắn, một vài lần đã bị tình trạng này. Ngày nay, các loại ma túy mới còn có thể gây ngộ độc, co giật, kích thích không thể kiểm soát được. Người bị sốc ma túy sẽ rơi vào trạng thái lơ mơ, da tái xanh, vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, rối loạn nhịp tim, tâm thần hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh, cần được cấp cứu kịp thời.
Xử trí bệnh nhân bị sốc ma túy
Ngay khi phát hiện người có biểu hiện sốc ma túy, lập tức gọi sự trợ giúp từ những người xung quanh. Liên hệ ngay với cấp cứu 115 để gọi xe cấp cứu hoặc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Trong khi chờ xe cấp cứu, lập tức nới lỏng quần áo của nạn nhân, lấy tất cả những vật có trong miệng, mũi của nạn nhân để khai thông đường thở. Đặt nạn nhân vào nơi thoáng mát và nằm ở tư thế hồi sức.
Quan sát xem nạn nhân còn thở không bằng cách nhìn lồng ngực và bụng người đó có di động lên xuống hay không, hoặc đặt tay lên bụng và ngực xem có di động không. Ngoài ra có thể ghé tai vào tim hay để một nhúm tóc nhỏ gần lỗ mũi xem tóc có lung lay hay không. Nếu không lay động có nghĩa người ấy đã không còn thở.
Bắt mạch cổ tay, mạch bẹn, mạch cảnh (ở cổ) để xem còn mạch hay không.
- Nếu người ngất nhưng còn thở, còn mạch, cần đặt nằm nghiêng, ngửa đầu ra phía sau, nâng nhẹ hàm trước, tránh chất nôn tràn vào đường thở. Có nôn thì dùng ngón tay móc chất nôn ra làm thông đường thở.
Ảnh: Mayo Clinic

- Nếu người ngất và ngừng thở nhưng còn mạch, lập tức tiến hành hô hấp nhân tạo. Cách làm: Bóp chặt hai lỗ mũi người ngất, hít sâu sau đó áp sát môi vào nhau, thổi cho lồng ngực phồng lên, sau đó bỏ ra để người đó tự thở ra, làm khoảng 10-12 lần/1 phút.
Ảnh: Mayo Clinic

- Trường hợp nạn nhân ngưng thở, mất mạch, tiến hành làm hô hấp nhân tạo bóp tim ngoài lồng ngực. Đặt một tay lên giữa xương ức, tay kia đặt lên trên vuông góc với bàn tay trước, ấn xuống bằng lực của cơ thể, làm lồng ngực lõm xuống khoảng 5 cm, làm như vậy 70-90 lần trong một phút.
Ảnh: Shutterstock

Những việc không nên làm đối với người bị sốc ma túyKhông tự ý chích bất kỳ thứ gì vào ven nạn nhân kể cả nước muối, sữa, hay chất ma túy khác. Không đổ nước lạnh hay tát mạnh vào người bị sốc.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tỉnh Hải Dương tổ chức kỉ niệm 88 năm ngày thành lập Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: ''Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà nên tốt đẹp rực rỡ''. Người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. 



Được sự đồng thuận của Chi bộ Đảng, Ban lãnh đạo Trung tâm, sáng ngày 19/10/2018, BCH Công đoàn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy Hải Dương long trọng tổ chức lễ kỉ niệm 88 năm ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/1930- 20/10/2018. Đã thành truyền thống, hàng năm cứ vào ngày này, phụ nữ Việt Nam lại hân hoan đón nhận lời chúc mừng, yêu thương cũng như những lời bày tỏ của phái mạnh dành cho mình. Đây cũng là dịp để nam giới được tôn vinh và tự hào về vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của chị em trong gia đình và xã hội.




Tại buổi lễ kỉ niệm đồng chí Bùi Quang Dương- Phó Giám đốc Trung tâm lên tặng hoa cho ban nữ công và có đôi lời chúc mừng các chị em nhân ngày 20/10.


 



Đồng chí Phạm Hữu Đạc- chủ tịch công đoàn Trung tâm cũng lên gửi tặng những bó hoa tươi thắm và những phần quà đầy ý nghĩa tới các chị em phụ nữ và học viên nữ Trung tâm.

Từ bao đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn được xem là hình tượng đẹp và vĩ đại nhất. Hình tượng đó được tô vẽ bởi những đức tính tốt như đảm đang, nết na, thùy mị, giàu lòng hy sinh, hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần với chồng con....Có biết bao bài thơ, lời ca, tiếng hát đã được sáng tác để ngợi ca những người phụ nữ bởi vì nhờ có họ mà cuộc sống này trở nên ấm áp và ngọt ngào hơn.




Qua buổi lễ kỉ niệm chị em Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy Hải Dương quyết tâm phấn đấu và nỗ lực hơn nữa, cùng đoàn kết tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. luôn năng nổ, sáng tạo để góp phần xây dựng nên một tập thể vững mạnh và phát huy thật tốt tinh thần cũng như truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang, chủ động hoàn thành tốt công việc cơ quan, gia đình để xứng danh "giỏi việc nước - đảm việc nhà".

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Trung tâm Tư vấn Điều trị nghiện ma túy Hải Dương phối hợp với Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương tiến hành tổ chức buổi khám Lao phổi, tư vấn và chụp X-Quang phổi cho học viên tại Trung tâm


Nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ hành vi, khuyến khích cán bộ viên chức, người lao động cùng toàn thể học viên tại Trung tâm có nhận thức đầy đủ, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống bệnh Lao phổi. Bên cạnh đó cũng tăng cường trách nhiệm của người nhiễm Lao phổi với gia đình, cộng đồng và xã hội đặc biệt là công tác dự phòng lây nhiễm Lao phổi.
Sáng ngày 05/10/2018, Trung tâm Tư vấn Điều trị nghiện ma túy Hải Dương phối hợp với Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương tiến hành tổ chức buổi khám Lao phổi, tư vấn và chụp X-Quang phổi cho học viên tại Trung tâm.

Trong suốt quá trình của buổi khám, tất cả học viên tại Trung tâm đều được khám, chụp X-Quang và được các bác sĩ bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương tư vấn, giải thích một cách cặn kẽ, chính xác về tình trạng phổi của bản thân cũng như các kiến thức về bệnh Lao phổi.

Một số hình ảnh buổi khám Lao phổi, tư vấn và chụp XQ phổi cho học viên tại Trung tâm.

Trên thế giới, hiện nay có 1/3 dân số đã bị nhiễm lao, riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam có tới 44% dân số đã nhiễm lao, tuy nhiên, chỉ có 5-10% những người nhiễm lao chuyển thành mắc bệnh lao trong cuộc đời. Đó là lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch như giai đoạn nhiễm virut, suy kiệt do lao động nặng, dùng một số thuốc giảm miễn dịch kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV,... vi khuẩn lao sẽ sinh sôi và gây bệnh.


Các bạn học viên được tư vấn phòng, chống bệnh lao phổi.

Để hoạt động chống bệnh lao phổi phát huy hiệu quả tích cực, điều quan trọng nhất là cần thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh lao để bản thân họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng, chống cho chính mình và mọi người trong cộng đồng; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động phòng, chống bệnh lao, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh lao hiện không còn là một trong “tứ chứng nan y” nhưng bệnh vẫn đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu. 

Một số hình ảnh buổi khám Lao phổi, tư vấn và chụp XQ phổi cho học viên tại Trung tâm.

Tiến tới mục tiêu thanh toán hoàn toàn bệnh lao phổi vẫn đang cần nhiều nỗ lực của cộng đồng. Bệnh lao phổi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, vì vậy không nên coi công tác phòng, chống bệnh lao là nhiệm vụ của riêng ngành y tế, mà các cấp, các ngành, các địa phương cần có sự quan tâm thích đáng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về phòng, chống lao cho người dân, không xa lánh, kỳ thị với người mắc bệnh lao.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức chương trình “Tư vấn giới thiệu việc làm” cho học viên tại Trung tâm.

Nhằm tuyên truyền , phổ biến các chế độ chính sách và quy định pháp luật lao động của nhà nước đến với học viên sau cai nghiện ma túy giúp học viên dễ dàng hòa nhập cộng đồng.
Cung cấp thông tin tuyển dụng , tuyển sinh của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề giúp học viên định hướng việc làm, học nghề sau cai nghiện nhanh chóng tiếp nhận thông tin học nghề, việc làm và sớm có việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống, ngăn chặn việc tái nghiện của các học viên.


Sáng ngày 27 tháng 9 năm 2018 Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm long trọng tổ chức chương trình “Tư vấn giới thiệu việc làm” cho học viên tại Trung tâm. Tại buổi tư vấn các học viên được cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm thông tin về tuyển dụng lao động trong và ngoài nước và đào tạo nghề. 





Đó là những thông tin rất bổ ích và thiết thực nên được các bạn học viên tham gia hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình. Ngoài ra, những lời chia sẻ hết sức chân tình và mộc mạc của đại diên thân nhân gia đình các học viên và đại diện học viên trong Trung tâm cũng làm cho các bạn học viên có thêm động lực cố gắng, học tập, rèn luyện để sau khi tái hòa nhập cộng đồng tìm được việc làm phù hợp, trở thành người có ích cho xã hội.



Bên cạnh đó, phía Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng có phần tư vấn trực tiếp, để tư vấn, giải đáp tất cả những thắc mắc, những câu hỏi của học viên về vấn đề định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.







Thông qua chương trình, học viên Trung tâm đã phần nào gỡ bỏ được những suy nghĩ, trăn trở về vấn đề việc làm sau cai nghiện, có được định hướng cho bản thân, cũng như vẽ được ra một tương lai tươi sáng để bỏ qua quá khứ,phòng chống tái nghiện. Tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp các bạn học viên trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Vì một cộng đồng chung tay đẩy lùi ma túy Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy quyết tâm cố gắng tạo mọi điều kiện giúp đỡ các bạn học viên sau cai nghiện tìm kiếm việc làm để cuộc sống tốt đẹp hơn. 



Cai nghiện đã khó, nhưng khó hơn là việc tránh cho con nghiện tái nghiện bằng sự lao động để tái hòa nhập cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Trên thực tế, việc giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma túy Hải Dương phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tổ chức chương trình Tư vấn kỹ năng phòng, chống Lao , HIV/AIDS năm 2018

Thực hiện kế hoạch số 919/KH-TTTV&ĐTNMT ngày 14/9/2018 về Tư vấn kỹ năng phòng, chống Lao, HIV/AIDS năm 2018 của Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma túy Hải Dương. 
Sáng ngày 21/9/2018 Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma túy Hải Dương phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tổ chức chương trình Tư vấn kỹ năng phòng, chống Lao , HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và học viên tại Trung tâm. 






Tới dự và tư vấn, tuyên truyền có ông Nguyễn Thế Anh – Phó giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cùng các đồng chí cán bộ chuyên môn. 


Về phía Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy Hải Dương có đồng chí Bùi Quang Dương, đồng chí Nguyễn Văn Uyên – Phó giám đốc Trung tâm, cùng toàn thể cán bộ, học viên tại Trung tâm. 



Đại dịch Lao, HIV/AIDS là một căn bệnh truyền nhiễm hàng đầu thế giới chính vì vậy nó là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh, trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Đáng lo ngại hơn là Lao, HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước.

Phòng chống Lao, HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội của từng gia đình và mỗi cá nhân , biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi là một vắc xin để phòng ngừa Lao, HIV/AIDS tốt nhất hiện nay. Trong buổi tuyên truyền, các đồng chí cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã tuyên truyền về các biện pháp phòng chống Lao, HIV/AIDS và tư vấn điều trị chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Bằng sự nhiệt huyết, tận tâm của cán bộ tư vấn, với sự ham học hỏi, mong muốn trang bị thâm nhiều kỹ năng cho bản thân, buổi tư vấn, tuyên truyền đã được tất cả cán bộ và học viên Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy tham gia và hưởng ứng nhiệt tình.

Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma túy mong muốn góp một phần nhỏ trong việc tư vấn tuyên truyền cho các bạn học viên biết cách tự bảo vệ mình bảo vệ, gia đình và người thân tránh khỏi dại dịch Lao, HIV/AIDS.Trung tâm cũng hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và sự phối hợp của nhiều cơ quan đoàn thể để tổ chức thêm nhiều buổi tư vấn tuyên truyền hơn nữa giúp cán bộ và học viên Trung tâm có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng trong phòng chống Lao, HIV/AIDS cũng như nâng cao năng lực trong công tác điều trị cai nghiện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.